Tuesday, June 10, 2008

Hãy dùng các định dạng mở

Hôm nay, tôi lại nhận được môt email với file đính kèm dạng .rar. Nhận một email loại như vậy đúng là bực mình, nhưng đáng bực mình hơn nữa là khi nó được gửi bởi một người đã từng tham gia trong cái nghề này cả chục năm rồi.

Trong bài viết này tôi tạm phân chia các định dạng file ra làm 2 nhóm chính (theo tính tự do):
  1. Các định dạng tự do hoàn toàn
  2. Các định dạng không tự do (miễn phí không tự do hoặc thương mại)
Sự phân chia này hoàn toàn theo quan điểm cá nhân và chỉ phục vụ cho mục đích làm rõ các từ ngữ trong bài viết này.

  1. Các định dạng tự do được nói ở đây là các định dạng mà đặc tả của nó được xây dựng ra để ai cũng có quyền hiện thực các phần mềm dùng các định dạng đó mà không có bất cứ một ràng buộc nào. ODF, 7Z hay Ogg thuộc nhóm này

  2. Các định dạng không tự do là các định dạng mà đặc tả của nó không được cung cấp rộng rãi, bị che dấu hoặc hãng đưa ra định dạng đó không cho phép các nhà phát triển khác sử dụng hoặc đơn giản hơn là việc sử dụng định dạng đó làm nảy sinh sự lệ thuộc vào một hay nhiều thành phần không tự do khác (định dang hay phần mềm, đặc tả). AVI, RAR, MP3 hay PSD thuộc nhóm này.
Các định dạng không tự do đã được dùng như một thói quen rất xấu của người dùng và vô tình trói buộc cả thế giới quanh mình vào chân những kẻ thù của thế giới tự do, điển hình là Microsoft, Apple...

Những việc làm thiếu ý thức của người dùng như đơn giản là gửi một email có file đính kèm dạng .vsd của Visio gây khó khăn cho người nhận rất nhiều vì họ không thể nào xem được nội dung của nó (một cách hoàn chỉnh). Trong khi đó nếu chỉ cần người nhận xem được nội dung, hãy xuất nội dung đó ra dạng hình ảnh (PNG chẳng hạn) rồi gửi nó đi.

Rất nhiều người dùng dùng những sản phẩm thương mại một cách bất hợp pháp như Visio, MS office hay WinRAR rồi luôn dùng các định dạng của chúng để trao đổi file. Việc làm đó nên được tránh. Bạn là người vi phạm bản quyền là việc của bạn nhưng đừng ép những người xung quanh mình cũng phải vi phạm như bạn; bạn có đủ tiền để trả cho sự dại dột của mình khi dâng hiến tự do cho những hãng phần mềm đó thì đó là cái dại dột của riêng bạn, đừng ép người khác từ bỏ sự tự do của họ.

Dưới đây là một số trường hợp dùng và các đề nghị mà tôi khuyên bạn nên áp dụng để tránh áp đặt người khác phải dùng những phần mềm hay định dạng không tự do:

  • Các tập tin dạng nén: hãy dùng ZIP, 7Z, TAR GZIP/BZ2. Định dạng ZIP được hỗ trợ mặc định ngay khi cài đặt trên hầu hết các hệ điều hành mới. Trong trường bạn muốn cắt file ra cho kích thước từng file nhỏ hơn, hãy dùng 7Z. Định dạng 7Z của 7-zip là hoàn toàn tự do và phần mềm 7-zip cũng là phần mềm mã mở nên mọi người đều có thể dùng nó.

  • Các file văn bản chỉ đọc: hãy dùng PDF hoặc HTML. Vì bạn chỉ cần người nhận đọc nó nên việc gửi file đó dưới dạng DOC là không cần thiết và làm tốn băng thông bởi DOC nổi tiếng với kích thước file to tướng một cách ngu ngốc của nó.

    Nói thêm về các văn bản tiếng Việt: khi bạn cần gửi văn bản bằng tiếng Việt, tôi chân thành khuyên bạn hãy chọn Unicode dựng sẵn (NFC) cho băn bản đó. Mặc dù rằng tổ chức Unicode định nghĩa rằng Unicode dựng sẵn hay tổ hợp phải được đối xử tương đương nhau nhưng cũng khuyến cáo rằng nếu bạn xuất dữ liệu ra cho một đối tượng nhận chưa biết trước thì hãy dùng Unicode dựng sẵn. Nhiều người dùng Việt Nam chúng ta có thói quen theo tôi là rất rất xấu đó là luôn dùng CP 1258 làm kiểu mã hoá. Đây là thứ tệ hại của riêng Micro$oft tạo ra và được cho là gần với Unicode tổ hợp. Không phải ứng dụng nào trên bất cứ hệ điều hành nào cũng chịu hỗ trợ cái thứ nhảm nhí này của M$. Việc dùng nó chỉ hạn chế người nhận đọc được cái bạn gửi thôi.

  • Các file âm thanh hay hình ảnh: đối với loại file này, có 2 thứ cần quan tâm: định dạng đóng gói (encapsulation format) và định dạng mã hóa-giải mã (tạm dịch từ 'codec'). Với định dạng đóng gói, hãy dùng Ogg thay vì AVI hay MOV là những định dạng thương mại mà không phải ai cũng có thể dùng được. Với định dạng mã hóa-giải mã hãy dùng Vorbis cho âm thanh và Theora cho hình ảnh. Tất cả các định dạng này là tự do và có đầy đủ hỗ trợ trên các hệ điều hành phổ biến. Bạn có thể xem thông tin ở đây: http://www.xiph.org/

Trên đây là những đề nghị mà bản thân tôi cho rằng sự hưởng ứng của các bạn sẽ góp phần đẩy mạnh sự tự do và trong sạch của việc dùng máy tính và phần mềm.

Thursday, June 05, 2008

Đừng tự hào

vì mình nhiều tiền để mua hay bẻ khóa được Adobe Illustrator mà hãy tự hỏi vì sao mình xài AI mà vẽ vẫn xấu. Đừng tự ti vì mình ít tiền nên chỉ xài Inkscape mà hãy tự hào là mình xài Inkscape mà vẽ vẫn đẹp.

Wednesday, June 04, 2008

Intel 945/965 mobile with Compiz

For ones that have just upgraded to Fedora 9 with the new Xorg 1.5 (actually 1.4.99 at the time this is posted), compiz performance may be a big problem on Intel 945/965 mobile cards. Fedora 9 was shipped with Xorg 1.5 which is too new and this makes Fedora 9 much more a bleeding edge release than ever.

The well known 'i810' driver in Xorg 1.3 is now deprecated and is shipped as a sym-link to the 'intel' experimental driver in the new Xorg. This resulted in a situation that there is only one way for you to run a 945/965 card with Fedora 9: use the experimental driver. And, this is not good.

The experimental 'intel' driver provides a very bad performance when working with Compiz in its default setting mode. I haved tried to enable the Desktop Effect with no errors but Firefox scrolling perfomance dropped down badly.

I am really disappointed with the way Fedora 9 is shipped with the brand new Xorg. Users with Intel cards have bad compiz performance; Users with Nvidia cards have only a 2D driver with no compiz at all, no 3D game at all (even when using livna). Who else can benefit the new Xorg?!?

I'm still waiting for the new updates from Fedora to have all Intel card problems fixed. The Fedora team has worked really hard to bring Sulphur to life. However, a little bit more efforts for fixing the Intel problems will be deeply appreciated :-x

For the time being, I have temporarily fixed to compiz performance by switching the acceleration mothod of the 'intel' driver to its old XAA mode. This makes Firefox scrolling performance acceptable when using it under Compiz.

Section "Device"
Identifier "Videocard0"
Driver "intel"
Option "AccelMethod" "XAA"
EndSection